Ván ép (Plywood)

Ván ép (Plywood)

  • Mô tả chi tiết

1. Ván ép (Plywood) là gì?
Ván ép là một loại gỗ công nghiệp, được sản xuất bằng cách dán xếp chồng nhiều lớp veneer mỏng và ép chúng lại bằng máy móc, tạo thành ván ép thành phẩm.
Thành phần ván ép bao gồm:
Ruột ván
: gồm nhiều lớp gỗ lạng mõng 1mm. Thường được làm từ gỗ tràm, cao su, bạch đàn, poplar...
Mặt ván: Được dán từ veneer có độ dày từ 0.3mm-0.6mm các loại gỗ: Thông, poplar, okume, xoan đào, birch, sồi, tần bì . hoặc được dán melamin, laminate. tùy nhu cầu người sử dụng.
Keo: Urea Formaldehyde (UF), keo Melamin
Thị trường ván ép tại Việt Nam rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại, chất lượng giá cả khác nhau từ giá cao đến giá thấp.
Trong đó, thị phần ván được phân ra 2 phân khúc khách hàng như sau:

  • Hàng nội thất sử dụng trong nước, nội thất dân dân, không yêu cầu chất lượng Carb P2 thì đây là dòng hàng giá rẻ, chất lượng keo là E2 giá thành sản phẩm rất rẻ nhưng loại ván này đồng độ Formaldehyde rất cao (loại hợp chất này gây ung thư, gây hại cho phụ nữ có thai, trẻ em)
  • Hàng nội thấy xuất khẩu: Luôn yêu cầu ván ép tiêu chuẩn cao, đạt chất lượng Carb P2, giá thành cao hơn 30-40% s với dòng hàng E2, và có khả năng ẩm

Tại VAM, ván ép tập trung dòng ván đạt tiêu chuẩn Carb P2, chuyên phục vụ cho dòng hàng nội thất xuất khẩu, bao gồm hàng indoor và sofa


2. Tính chất, đặc điểm ván ép
Tỷ trọng trung bình của ván dán là 600 - 700 kg/m3.
Khổ gỗ dán thông dụng: 1220 x 2440 mm; 1000 x 2000 mm, 1220 x 2135 mm
Độ dày ván dán thông dụng: 3, 5, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 25 (mm).
Các lớp của một tấm ván dán luôn luôn là số lẻ (3, 5, 7, 9...) để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân giống nhau ở hai lớp phía ngoài lớp lõi. Từ đó, các lớp gỗ này kiềm chế lẫn nhau không thể tự do giãn nở không bị cong vênh hoặc nứt gãy.


3. Ưu điểm và nhược điểm của ván ép
* Ưu điểm

  • Khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh mối mọt, Khả năng kháng ẩm tốt, sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao.
  • Khả năng bám dính, bám vít tốt tốt.
  • Giảm thời gian xử lý công đoạn hoàn thiện như chà nhám và sơn phủ PU vì đã được chà nhám mịn bề mặt ( 150-180 grit)
  • Dễ uốn cong
  • Dễ gia công dán các loại bề mặt đẹp như veneer, laminate, melamin, giấy...

* Nhược điểm

  • Nếu không được xử lý tẩm sấy đạt các tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng, dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
  • Khả năng: kháng mối mọt thấp khi xử lý không tốt trước khi ép ván.
  • Giá cao hơn các loại ván dăm, MDF

 

4. Kết cấu của ván ép:
Có 3 loại kết cấu:
LVD
: Kết cấu các lớp veneer ngược hướng ( 1 lớp dọc, 1 lớp ngang xen kẻ) Kết cấu này được sử dụng trong các chi tiết nội thất không cần chịu lực quá lớn, và tính thẩm mỹ cao. 


LVB: Ruột bên trong nhiều lớp toàn bộ cùng hướng theo chiều dài của tấm ván, 2 lớp bên ngoài ngược hướng với các tấm ruột phía trong. Thường được dùng làm hông hậu hộc kéo, mặt ghế, chân tủ...


LVL: Tất cả các lớp veneer được ép cùng 1 hướng với nhau.


Kết cấu này chịu được lực lớn cùng phương, ít co ngót, giản nở được dùng những chi tiết chịu lực nhiều như : Vạt giường, vai giường Và dùng trong vản phẩm ván ép xây dựng

Sản phẩm cùng loại
Zalo